Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Giới thiệu sách "Kinh tế Việt Nam: Từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn"


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Kinh tế Việt Nam với chủ đề Từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Ngoài phần phân tích thực trạng và đánh giá triển vọng, xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách là những bằng chứng và lập luận cổ suý cho việc thực hiện những cải cách mang tính lâu dài nhằm cải thiện tổng cung và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam. Các tác giả cho rằng, bối cảnh kinh tế Việt Nam lúc này rất thích hợp để áp dụng các chính sách trọng cung: Tổng thu ngân sách của Việt Nam còn cao nên còn nhiều dư địa để giảm các mức thuế miễn là các chương trình cắt giảm chi tiêu công được thực hiện song hành; khu vực doanh nghiệp nhà nước còn quá lớn và kém hiệu quả nên có thể đẩy mạnh chính sách cổ phần hóa để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài; nhiều ngành vẫn còn rất nhiều rào cản điều tiết nên có thể dỡ bỏ; thị trường vốn vẫn còn sơ khai nên còn nhiều dư địa cải thiện, đặc biệt để thu hút nhà đầu tư nước ngoài; việc kiểm soát giá vẫn còn được áp dụng cho quá nhiều mặt hàng, gây méo mó quan hệ cung cầu, nên có thể dần thả nổi. Ngoài ra, chính phủ có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào cải tiến công nghệ, đầu tư vào giáo dục đại học và dạy nghề để cải thiện năng suất cho nền kinh tế.

Những chính sách được khuyến nghị trong cuốn sách có thể không hoàn toàn mới hoặc đã được Việt Nam thực hiện dang dở trong nhiều năm trước đây. Sự khác biệt, nếu có, là chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ khởi động lại những chính sách này một cách nhất quán và kiên trì, thay vì chỉ thực hiện một cách riêng lẻ, rời rạc, mang tính thử nghiệm hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa như trong quá khứ. Chúng tôi cũng tin rằng những chính sách này hoàn toàn nhất quán với nội dung của ba chương trình tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu khu vực các tổ chức tín dụng – ngân hàng, và tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi.

Cuốn sách bao gồm 4 chương hoàn chỉnh, tương đối độc lập với nhau, nhưng đều dẫn đến các lập luận bổ trợ nhau cho chủ đề mà báo cáo muốn truyền tải thông điệp. Do thời gian biên tập ngắn và nguồn nhân lực có hạn, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những sai sót nhất định. Các tác giả mong nhận được những góp ý xây dựng từ độc giả để cuốn sách có thể được hoàn thiện hơn.

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Phòng 4.4, Nhà 10, Đại học Kinh tế Quốc dân
Điện thoại: 04 36280280 - Máy lẻ: 5168
Hoặc email cho tác giả theo theo địa chỉ pham.theanh@yahoo.com





MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KINH TẾ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
1. Thị trường tiền tệ và tài sản - 16
1.1. Chính sách tiền tệ - 16
1.2. Khu vực ngân hàng và các điều kiện tín dụng - 17
1.3. Thị trường tài chính - 19
1.4. Triển vọng thị trường tiền tệ và tài sản - 24
2. Giá cả và lạm phát - 25
2.1. Giá cả tiêu dùng - 25
2.2. Chi phí và giá cả quốc tế - 27
2.3. Triển vọng lạm phát - 28
3. Tổng cầu và sản xuất - 29
3.1. Tổng cầu trong nước - 29
3.2. Kinh tế thế giới, thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam - 31
3.3. Sản lượng - 33
3.4. Lao động và năng suất của nền kinh tế - 35
3.5. Triển vọng tăng trưởng - 36
4. Thâm hụt ngân sách và nợ công - 38
4.1. Thu chi ngân sách - 38
4.2. Nợ công - 40
4.3. Triển vọng nợ công - 43
5. Dự báo tăng trưởng và lạm phát - 48
5.1. Phương pháp đơn chuỗi – mô hình ARMA (Autoregressive Moving Average) - 48
5.2. Phương pháp đa chuỗi – mô hình VAR (Vector Autoregression) - 49
5.3. Ước lượng và dự báo - 51
Tài liệu tham khảo - 53

CHƯƠNG 2: LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM: KÍCH CẦU HAY CẢI THIỆN TỔNG CUNG TIỀM NĂNG?
1. Dẫn nhập - 55
2. Lạm phát, tăng trưởng và các chính sách quản lý tổng cầu - 55
2.1. Trung bình và độ lệch chuẩn - 56
2.2. Phân rã các chuỗi số - 57
2.3. Phân tích hồi quy - 58
3. Các chính sách trọng cung - 60
3.1. Lý thuyết kinh tế học trọng cung và kinh nghiệm thực tiễn - 60
3.2. Các khuyến nghị chính sách trọng cung cho Việt Nam - 62
Tài liệu tham khảo - 72

CHƯƠNG 3: TÁI CẤU TRÚC TRIỆT ĐỂ KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Dẫn nhập - 75
2. Vị trí DNNN trong nền kinh tế từ góc nhìn của các lý thuyết kinh tế - 76
2.1. Lý thuyết kinh tế học phúc lợi về DNNN - 77
2.2. Lý thuyết kinh tế học thể chế mới về DNNN và tái cơ cấu khu vực DNNN - 80
2.3. Kinh nghiệm cải cách khu vực DNNN - 85
3. Đánh giá vai trò của khu vực DNNN ở Việt Nam - 87
3.1. DNNN vẫn chiếm một vị trí rất lớn trong nền kinh tế - 87
3.2. Xu hướng chuyển đổi DNNN chững lại từ năm 2009 - 87
3.3. Kết quả hoạt động của khu vực DNNN không thực sự tốt - 89
3.4. Các ưu đãi cho DNNN - 93
3.5. Đánh giá vai trò của DNNN trong nền kinh tế - 94
3.6. Quá trình cải cách khu vực DNNN trong thời gian gần đây - 95
4. Các chính sách để cải cách triệt để khu vực DNNN tạo đà tăng trưởng kinh tế - 99
Tài liệu tham khảo 104

CHƯƠNG 4: NĂNG SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT Ở VIỆT NAM
1. Dẫn nhập - 107
2. Năng suất và các thước đo năng suất - 107
2.1. Các thước đo năng suất - 107
2.2. Đo lường năng suất nhân tố tổng hợp - 110
3. Năng suất các ngành kinh tế của Việt Nam - 115
3.1. Năng suất của toàn nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp - 116
3.2. Mức thâm dụng vốn tăng nhanh - 118
3.3. Lao động và vốn dịch chuyển mạnh đến một số ngành dịch vụ - 119
3.4. Năng suất nhân tố tổng hợp theo ngành kinh tế - 121
4. Một số đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy năng suất - 125
Tài liệu tham khảo - 128