Nếu bạn từng học qua các môn kinh tế và tài chính thì chắc hẳn bạn đã một lần nghe đến quy tắc này. Thật ra nó chỉ là một phép ước tính xấp xỉ giản đơn. Giả sử chúng ta có biến X hàng năm tăng với tốc độ x%, thì sau log(2)/x% = 70/x năm biến X sẽ có quy mô gấp đôi.
Áp dụng phép tính tắt này, nếu GDP của Việt Nam năm 2010 đạt 100 tỉ USD, và cứ lạc quan (tếu) tin rằng tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta là 7%/năm thì đến năm
2020: GDP của Việt Nam sẽ là 200 tỉ USD
2030: GDP của Việt Nam sẽ là 400 tỉ USD
2040: GDP của Việt Nam sẽ là 800 tỉ USD
2050: GDP của Việt Nam sẽ là 1600 tỉ USD
Về GDP bình quân đầu người, hiện nay GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1000USD/người. Cứ với tinh thần lạc quan trên thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm sẽ là 5,8% (=tốc độ tăng GDP (7%) – tốc độ tăng dân số (1,2%)), và cũng phải mất tới 70/5,8 = 12 năm thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới tăng gấp đôi. Như vậy, đến năm
2022: GDP/người của Việt Nam sẽ là 2000 USD
2034: GDP/người của Việt Nam sẽ là 4000 USD
2046: GDP/người của Việt Nam sẽ là 8000 USD
Những con số này có vẻ khác xa với ước tính của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (GDP là 2800 tỉ USD và GDP/người là 20.000 USD).
Sai số gì lớn thế!
Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010
Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010
Họp Quốc Hội (2)
Bác Trần Tiến Cảnh càng nói càng thấy đáng thương. Bác này có khi đi tàu chợ ở nước ngoài thấy nhanh quá tưởng là tàu cao tốc nên mới đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc cho trẻ em đi học và phụ nữ đi chợ, đi làm hị hị.
Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn chính phủ. Phó thủ tướng NSH chịu trách nhiệm trả lời sáng nay đã tuyên bố “việc xây đường sắt cao tốc là việc không thể không làm”. Tiền không phải là vấn đề khi ông lạc quan (tếu) ước tính Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6-7% cho tới tận năm 2050!
Ông Dương Trung Quốc ví von Việt Nam như một đứa trẻ, còn nguồn vốn ODA như bầu sữa của cô hàng xóm. Đứa trẻ được mang đi cho bú nhờ khá lâu rồi. Để đảm bảo tính độc lập về kinh tế, chính trị, và thể diện quốc gia, chính phủ cần có kế hoạch cai sữa cho đứa trẻ.
Câu trả lời lòng vòng của NSH có vẻ như chưa thỏa mãn sự hưng phấn đang lên của các đại biểu. Thực ra, đáp án rất đơn giản: Việt Nam đã là một chàng trai trưởng thành vạm vỡ, còn bầu sữa của các cô hàng xóm thì quá đẹp.
Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn chính phủ. Phó thủ tướng NSH chịu trách nhiệm trả lời sáng nay đã tuyên bố “việc xây đường sắt cao tốc là việc không thể không làm”. Tiền không phải là vấn đề khi ông lạc quan (tếu) ước tính Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6-7% cho tới tận năm 2050!
Ông Dương Trung Quốc ví von Việt Nam như một đứa trẻ, còn nguồn vốn ODA như bầu sữa của cô hàng xóm. Đứa trẻ được mang đi cho bú nhờ khá lâu rồi. Để đảm bảo tính độc lập về kinh tế, chính trị, và thể diện quốc gia, chính phủ cần có kế hoạch cai sữa cho đứa trẻ.
Câu trả lời lòng vòng của NSH có vẻ như chưa thỏa mãn sự hưng phấn đang lên của các đại biểu. Thực ra, đáp án rất đơn giản: Việt Nam đã là một chàng trai trưởng thành vạm vỡ, còn bầu sữa của các cô hàng xóm thì quá đẹp.
Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010
Xăng dầu và thuốc lá
Quốc hội đang thảo luận về luật thuế môi trường đánh vào xăng dầu, thuốc lá, và một số mặt hàng gây ô nhiễm khác. Đối với xăng dầu, luật thuế này có lẽ sẽ đạt được sự đồng thuận cao. Bất cứ khi nào lái xe ra đường bạn đang gây ra các hiệu ứng ngoại hiện tiêu cực (negative externalities): các con đường trở nên chật hẹp và dễ tắc nghẽn hơn; người tham gia giao thông mất nhiều thời gian hơn để thực hiện hành trình của mình; khả năng gặp tai nạn của người tham gia giao thông khác cao hơn; và đặc biệt là bạn đang thải ra môi trường rất nhiều khí thải độc hại…
Như trong một bài báo gần đây của Gregory Mankiw trên tờ NY times, việc tăng thuế đánh vào thuốc lá có lẽ sẽ còn nhiều vấn đề phải bàn. Về cơ bản, những lập luận ủng hộ của việc đánh thuế môi trường đối với thuốc lá bao gồm: (1) thuốc lá gây ô nhiễm và làm hại sức khỏe những người xung quanh; (2) tăng số người tử vong và chi phí chữa bệnh và; (3) giá thuốc lá ở VN đang quá rẻ so với thế giới. Tuy nhiên, nếu luật cấm hút thuốc nơi công cộng ở Việt Nam được thực thi một cách nghiêm ngặt thì việc một người ngồi ở sân thượng nhà mình hút thuốc sẽ có rất ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác. Rất khó có thể kiểm chứng con số 40.000 người chết vì thuốc lá mỗi năm chính xác đến đâu bởi chúng ta không kiểm soát được những yếu tố khác có khả năng gây bệnh tương tự. Ngân sách nhà nước phải chi trả tiền chữa bệnh nhiều hơn cho những người nghiện thuốc, tuy nhiên đồng thời chi trả lương hưu cũng thấp hơn do tuổi thọ của họ bị rút ngắn. Nhiều nghiên cứu ở Mĩ chỉ ra rằng số tiền tiết kiệm được (nhờ người hút thuốc chết sớm :-() còn lớn hơn cả chi phí phải trả (bảo hiểm y tế). Cuối cùng, giá thuốc lá ở Việt Nam không hề rẻ so với mức thu nhập của người dân. Một bao thuốc lá 555 ở Mĩ giá khoảng 3-4$, đắt hơn gấp đôi so với giá một bao thuốc tương tự ở Việt Nam. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Mĩ lại cao gấp khoảng 40 lần thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Hơn nữa, những người nghiện thuốc ở Việt Nam đa phần là những người cao tuổi và có thu nhập thấp và trung bình. Tăng thuế đánh mặt hàng (có cầu co giãn thấp theo giá) này sẽ chỉ gây thêm khó khăn tài chính cho họ mà khó giảm được hành vi hút thuốc.
Chỉ đánh thuế không thôi sẽ khó làm giảm được hành vi hút thuốc và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người dân. Để tăng thu ngân sách Việt Nam còn rất nhiều biện pháp để làm.
Nghị trường mấy ngày qua lại nóng lên với dự án đường sắt cao tốc. Ông nghị Trần Tiến Cảnh chắc chỉ có ý muốn khoe tôi đã từng đi Nhật, không ngờ anh em ném đá ác quá hị hị
Như trong một bài báo gần đây của Gregory Mankiw trên tờ NY times, việc tăng thuế đánh vào thuốc lá có lẽ sẽ còn nhiều vấn đề phải bàn. Về cơ bản, những lập luận ủng hộ của việc đánh thuế môi trường đối với thuốc lá bao gồm: (1) thuốc lá gây ô nhiễm và làm hại sức khỏe những người xung quanh; (2) tăng số người tử vong và chi phí chữa bệnh và; (3) giá thuốc lá ở VN đang quá rẻ so với thế giới. Tuy nhiên, nếu luật cấm hút thuốc nơi công cộng ở Việt Nam được thực thi một cách nghiêm ngặt thì việc một người ngồi ở sân thượng nhà mình hút thuốc sẽ có rất ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác. Rất khó có thể kiểm chứng con số 40.000 người chết vì thuốc lá mỗi năm chính xác đến đâu bởi chúng ta không kiểm soát được những yếu tố khác có khả năng gây bệnh tương tự. Ngân sách nhà nước phải chi trả tiền chữa bệnh nhiều hơn cho những người nghiện thuốc, tuy nhiên đồng thời chi trả lương hưu cũng thấp hơn do tuổi thọ của họ bị rút ngắn. Nhiều nghiên cứu ở Mĩ chỉ ra rằng số tiền tiết kiệm được (nhờ người hút thuốc chết sớm :-() còn lớn hơn cả chi phí phải trả (bảo hiểm y tế). Cuối cùng, giá thuốc lá ở Việt Nam không hề rẻ so với mức thu nhập của người dân. Một bao thuốc lá 555 ở Mĩ giá khoảng 3-4$, đắt hơn gấp đôi so với giá một bao thuốc tương tự ở Việt Nam. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Mĩ lại cao gấp khoảng 40 lần thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Hơn nữa, những người nghiện thuốc ở Việt Nam đa phần là những người cao tuổi và có thu nhập thấp và trung bình. Tăng thuế đánh mặt hàng (có cầu co giãn thấp theo giá) này sẽ chỉ gây thêm khó khăn tài chính cho họ mà khó giảm được hành vi hút thuốc.
Chỉ đánh thuế không thôi sẽ khó làm giảm được hành vi hút thuốc và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người dân. Để tăng thu ngân sách Việt Nam còn rất nhiều biện pháp để làm.
Nghị trường mấy ngày qua lại nóng lên với dự án đường sắt cao tốc. Ông nghị Trần Tiến Cảnh chắc chỉ có ý muốn khoe tôi đã từng đi Nhật, không ngờ anh em ném đá ác quá hị hị
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)