Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Oh dear GSO!

Vẫn biết các con số thống kê của Việt Nam thiếu tin cậy nhưng chắc hẳn không ít nhà kinh tế sẽ cảm thấy sốc và ái ngại với hệ thống đo lường của Việt Nam khi biết được tin này. Theo ông Bùi Hà, xưa nay TCTK vẫn dùng CPI bình quân để tính tăng trưởng GDP. Tức là ban đầu TCTK sẽ tính giá trị GDP theo giá hiện hành (current prices), rồi bằng cách chia con số này cho CPI (deflate) để có được GDP theo giá so sánh (constant prices). Cuối cùng là tính tốc độ tăng của GDP theo giá so sánh để có được con số tăng trưởng.

Đây là một cách làm không giống ai trên thế giới và sai nghiêm trọng. Lưu ý rằng CPI chỉ phản ánh giá cả của giỏ hàng tiêu dùng đại diện của hộ gia đình. Nó bao gồm cả giá hàng nhập khẩu và nội địa. Trong khi tổng sản phẩm quốc nội, GDP (Gross Demestic Product), như cái tên vốn có của nó, chỉ tính giá trị của các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam.

Như vậy, GDP của Việt Nam có thể cao hơn so với thực tế nếu giá hàng nhập khẩu từ thế giới giảm/tăng chậm hơn so với hàng sản xuất trong nước và ngược lại.

Thực tế những năm qua CPI ở Việt Nam luôn tăng cao hơn các đối tác thương mại. Do vậy, rất có thể con số GDP của Việt nam đã được thổi phồng lên so với thực tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét