"Trong khi đó, lãi suất quá cao 23-25% khiến các doanh nghiệp không vay, NH huy động rồi để đấy và hoặc cho vay thì nhiều NH hết room tín dụng do đó vừa qua các NHTM đã mua hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) 12,6% rồi chiết khấu tại thị trường mở 14-15% cho đỡ lỗ."
Link
Theo lập luận của ông Nghĩa, nếu NH huy động rồi để tiền đấy thì họ chịu lỗ lãi suất huy động. Nếu dùng tiền đó mua TPCP thì NH được hưởng lãi suất 12,6%, sau đó dùng TPCP chiết khấu lại trên thị trường mở lấy tiền về thì NH phải trả lãi suất 15%. Vậy tức là họ lỗ thêm 15-12,6=2,4% nữa. Vậy đỡ lỗ hơn ở chỗ nào? Ông Nghĩa có vẻ như không hiểu lý do tại sao các NHTM lại mua TPCP.
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
Quote of the day (1)
"Ở các nước, khi lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước của họ chỉ việc hút tiền về, còn xử lý lạm phát ở Việt Nam lại phải gắn thêm bài toán tỷ giá. Bởi lẽ, nếu lạm phát cao mà tiếp tục đẩy tiền ra thì VND càng mất giá so với ngoại tệ, khiến quan hệ tỷ giá càng căng thẳng."
Link
Link
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011
Nợ công Việt Nam: Rủi ro và Thách thức
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, đang có nhu cầu vay nợ cao để thực hiện nhiều dự án kinh tế - xã hội khác nhau. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng nợ ở các nền kinh tế mới nổi trong thập kỉ 1990s và gần đây là khu vực châu Âu với những hậu quả nghiêm trọng của chúng đang là bài học quý giá nhắc nhở các quốc gia cần cẩn trọng với các quyết định ngân sách của mình. Bài viết này đánh giá tổng quan về thực trạng nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây, phân tích những rủi ro có thể xảy ra và đưa ra một vài dự báo đối với nợ công của Việt Nam trong thời gian tới.
Xem chi tiết bản tiếng Việt tại đây
Bản tiếng Anh
Public debt in Vietnam: Risks and Challenges
Xem chi tiết bản tiếng Việt tại đây
Bản tiếng Anh
Public debt in Vietnam: Risks and Challenges
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)