TBKTSG đồng thời cũng cho đăng các luận điểm bảo vệ ý kiến "cần hơn các chính sách trọng" của tôi trong số báo ngày hôm nay 2/5/2013. Tôi đăng lại bài này ở đây để bạn đọc tiện theo dõi. Bạn đọc có thể đăng kí tài khoản miễn phí với TBKTSG để đọc bài ở trang 22 tại http://www.thesaigontimes.vn/epaper2010/TB-KTSG/860/).
-----------------------
VÌ SAO LẠI CẦN HƠN CÁC CHÍNH SÁCH TRỌNG CUNG?
Phạm Thế Anh
Như tiêu đề của bài báo đã chỉ ra “Cần hơn các chính sách trọng cung”, trước
tiên chúng tôi xin nhắc lại thông điệp chính của bài viết đăng trên TBKTSG số ra ngày 4-4-2013 đó là kinh tế
Việt Nam hiện nay cần chú trọng hơn vào các chính sách trọng cung chứ không phủ
nhận các lý thuyết cũng như thực tiễn quản lý tổng cầu trong lịch sử kinh tế thế
giới.
Có thể nói một cách khái quát rằng, lý thuyết trọng cung và lý thuyết quản lý tổng cầu là hai nhánh chính trong kinh tế học. Mỗi chính sách thuộc một trong hai lý thuyết này, một khi được thiết kế phù hợp và thực thi đúng thời điểm, sẽ giúp các nền kinh tế đạt được các mục tiêu mà chúng theo đuổi. Vai trò của các chính sách quản lý tổng cầu là không thể phủ nhận trong việc giúp kinh tế thế giới tránh được những hậu quả nặng nề của một cuộc đại suy thoái trong giai đoạn 2008– nay. Hay xa hơn, sự phản ứng sai lầm của chính sách tiền tệ và chậm trễ của chính sách tài khoá đã khiến kinh tế thế giới chìm đắm vào cuộc đại suy thoái kéo dài cả thập kỉ 30 của thế kỉ trước. Ngược lại, các chính sách quản lý tổng cầu lại không giải quyết được tình trạng đình trệ sản xuất và lạm phát cao của những năm 1970s. Trong khi đó, việc chuyển mạnh sang các chính sách trọng cung, bao gồm giảm các loại thuế phí, dỡ bỏ các rào cản thương mại, dỡ bỏ các chính sách điều tiết ngành và tư nhân hoá các DNNN, ưu đãi thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, giáo dục đại học và đào tạo nghề, v.v. từ đầu những năm 1980s lại giúp cho các nền kinh tế phát triển (Anh, Mỹ, Pháp,…) cũng như đang phát triển (Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Bra-xin,…) đạt được quãng thời gian tăng trưởng cao và gần như liên tục cho tới trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008–2009 xảy ra.
Có thể nói một cách khái quát rằng, lý thuyết trọng cung và lý thuyết quản lý tổng cầu là hai nhánh chính trong kinh tế học. Mỗi chính sách thuộc một trong hai lý thuyết này, một khi được thiết kế phù hợp và thực thi đúng thời điểm, sẽ giúp các nền kinh tế đạt được các mục tiêu mà chúng theo đuổi. Vai trò của các chính sách quản lý tổng cầu là không thể phủ nhận trong việc giúp kinh tế thế giới tránh được những hậu quả nặng nề của một cuộc đại suy thoái trong giai đoạn 2008– nay. Hay xa hơn, sự phản ứng sai lầm của chính sách tiền tệ và chậm trễ của chính sách tài khoá đã khiến kinh tế thế giới chìm đắm vào cuộc đại suy thoái kéo dài cả thập kỉ 30 của thế kỉ trước. Ngược lại, các chính sách quản lý tổng cầu lại không giải quyết được tình trạng đình trệ sản xuất và lạm phát cao của những năm 1970s. Trong khi đó, việc chuyển mạnh sang các chính sách trọng cung, bao gồm giảm các loại thuế phí, dỡ bỏ các rào cản thương mại, dỡ bỏ các chính sách điều tiết ngành và tư nhân hoá các DNNN, ưu đãi thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, giáo dục đại học và đào tạo nghề, v.v. từ đầu những năm 1980s lại giúp cho các nền kinh tế phát triển (Anh, Mỹ, Pháp,…) cũng như đang phát triển (Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Bra-xin,…) đạt được quãng thời gian tăng trưởng cao và gần như liên tục cho tới trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008–2009 xảy ra.
Quay trở lại kinh tế Việt Nam, những năm gần đây chúng ta thường lạm dụng các chính sách quản lý tổng cầu, bao gồm cả mở rộng tài khoá và tiền tệ. Sự gia tăng mạnh và liên tục của tổng cầu thông qua đầu tư công, chi tiêu NSNN và cung tiền M2, nhưng lại thiếu những biện pháp tập trung cải thiện tổng cung tiềm năng, đã khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ngày càng thấp đi. Khi tổng cung không được cải thiện tương xứng với tổng cầu, các loại giá cả bao gồm từ giá tiêu dùng, tiền lương, đến lãi suất và giá các loại tài sản đã tăng mạnh, kéo theo làn sóng đầu cơ và bất ổn. Tuy nhiên, thay vì nhìn nhận các vấn đề này là nguyên nhân của các sai lầm về thiết kế và thực thi chính sách quản lý tổng cầu, Chính phủ Việt Nam lại coi đó là những khiếm khuyết của kinh tế thị trường, đồng thời ngày càng gia tăng các biện pháp cưỡng ép hành chính và gọi chúng là “các chính sách bình ổn.”
Để minh chứng cho sự kém hiệu quả của các chính sách quản lý tổng cầu ở Việt Nam gần đây chúng ta có thể nhìn vào các chỉ tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2007–2012, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế trung bình lần lượt là 12,6% và 6,2%, xấu đi đáng kể so với các con số tương ứng 4,9% và 7,6% của giai đoạn 2001–2006. Tức là, tăng trưởng gần đây thấp đi còn lạm phát lại cao hơn. Không chỉ có vậy, giai đoạn 2007–2012 cũng chứng kiến sự bất ổn, đo lường theo độ lệch chuẩn của các biến, tăng gấp đôi so với các con số tương ứng của giai đoạn trước đó. Điều này hàm ý, doanh nghiệp và người dân Việt Nam những năm gần đây đang sống trong một môi trường kinh tế bất ổn/tăng giảm thất thường hơn so với khoảng chục năm trước đây. Nguyên nhân của sự suy giảm kinh tế và bất ổn gia tăng này có lẽ có sự góp phần không nhỏ của các chính sách mở rộng tổng cầu thái quá với tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 trung bình trên 26%/năm, và tăng trưởng chi tiêu NSNN là khoảng xấp xỉ 20%/năm. Đặc biệt, trong giai đoạn 2007–2012, các chính sách vĩ mô của Việt Nam cũng thay đổi khó lường hơn, với độ lệch chuẩn của tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng chi NSNN lần lượt là 9,3% và 9,6%, so với các con số 3,0% và 4,9% tương ứng của giai đoạn 2001–2006.
Có thể nói, chính sách kích thích tổng cầu của
Việt Nam trong những năm vừa qua đã mắc sai lầm ngay từ khâu thiết kế, đến thực
thi, giám sát và thời điểm cần kết thúc. Thay vì phải hướng trọng tâm chính
sách vào kích thích đầu tư tư nhân và xuất khẩu thì nó lại thiên về mở rộng đầu
tư công thông qua hệ thống các DNNN và chi tiêu ngân sách. Mỗi năm có hàng trăm
ngàn tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPCP bảo lãnh được phát hành (Theo
HNX năm 2012 là 167 ngàn tỉ đồng) để tài trợ cho chi tiêu của khu vực công. Các
tổ chức tín dụng, thay vì hướng nguồn vốn nhàn rỗi đến các doanh nghiệp tư nhân
bằng cách hạ lãi suất thì lại đổ tiền vào TPCP với lãi suất cao (và gần đây là cả
vào vàng). Do vậy, lãi suất cho vay vẫn tiếp tục cao ngất ngưởng bất chấp áp lực
lạm phát giảm, sản xuất đình trệ và những nỗ lực cắt giảm lãi suất hành chính của
NHNN.
Ngoài ra, hậu quả của các chính sách kích thích tổng cầu hướng vào hệ thống DNNN kém hiệu quả và thiếu giam sát đã để lại cả một núi nợ xấu của khu vực này cho hệ thống ngân hàng. Quy mô kích cầu thái quá và kéo dài cũng đã khiến sản xuất của nền kinh tế lệch lạc vào những ngành nghề mang tính đầu cơ cao kém bền vững. Hậu quả là, gánh nặng nợ công, nếu tính cả nợ của hệ thống DNNN, đã xấp xỉ bằng với quy mô GDP của cả nền kinh tế.
Ngoài ra, hậu quả của các chính sách kích thích tổng cầu hướng vào hệ thống DNNN kém hiệu quả và thiếu giam sát đã để lại cả một núi nợ xấu của khu vực này cho hệ thống ngân hàng. Quy mô kích cầu thái quá và kéo dài cũng đã khiến sản xuất của nền kinh tế lệch lạc vào những ngành nghề mang tính đầu cơ cao kém bền vững. Hậu quả là, gánh nặng nợ công, nếu tính cả nợ của hệ thống DNNN, đã xấp xỉ bằng với quy mô GDP của cả nền kinh tế.
Chính sách quản lý tổng cầu, nếu cần chú trọng, phải là những chính sách theo định hướng thay đổi cấu phần của tổng cầu chứ dứt khoát không phải là kích thích chi tiêu công hay tăng trưởng cung tiền thêm nữa. Chi tiêu công cần phải được cắt giảm để tạo cơ hội cho lãi suất giảm, từ đó đầu tư tư nhân sẽ tăng. Thuế phí phải được hạn chế, đồng thời tăng trưởng cung tiền phải được giữ ở mức thấp nhằm kiềm chế lạm phát, tạo tiền đề cho sức mua của khu vực tư nhân tăng trở lại.
Một số ý kiến cá nhân cho rằng, song hành với những thành tựu kinh tế đạt được trong hai thập kỉ qua là dấu vết can thiệp sâu rộng hơn (quy mô chi tiêu lớn hơn) của Chính phủ để rút ra kết luận rằng những thành tựu kinh tế đó là nhờ chi tiêu chính phủ là rất thiếu cơ sở. Thứ nhất, lập luận này không dựa trên việc xác định xem quy mô tối ưu của Chính phủ là bao nhiêu đối với tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới hầu hết chỉ ra rằng quy mô tối ưu này là không quá 25% GDP (trong khi ở Việt Nam chi NSNN trung bình trong 5 năm qua, chưa kể chi của DNNN, đã là 38% GDP). Thứ hai, khi kinh tế và chi tiêu công cùng tăng thì không có nghĩa chi tiêu công là nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi nghi vấn phù hợp nhất đặt ra ở đây phải là liệu tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, hay thấp hơn, nếu chính phủ giảm sự can thiệp của mình vào nền kinh tế. Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, phân tích thực nghiệm của chúng tôi đưa ra câu trả lời là tăng trưởng sẽ cao và ổn định hơn.
Đã 5 năm đã trôi qua kể từ khi kinh tế bắt đầu suy giảm, các chương trình tái cơ cấu luôn được nhắc đến trong các chương trình nghị sự của Quốc hội cũng như Chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi chưa nhận thấy một chính sách cụ thể nào được thực hiện để cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế. Năng suất của nền kinh tế và các điều kiện để cải thiện nó vẫn giậm chân tại chỗ và ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng đã tới thời điểm Việt Nam cần phải chú trọng hơn tới các chính sách trọng cung. Đây chính là thông điệp chính của cuốn sách Kinh tế Việt Nam: Từ chính sách bình ổn tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn mới được chúng tôi hoàn thành.