Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Lạm phát cơ bản

Dân Trí đưa tin: "Phó Thủ tướng cũng cho rằng, phương pháp tính tăng giá của các nước không tính giá dầu, giá lương thực và nếu ta thực hiện theo cách này, chỉ số giá tiêu dùng của cả năm chỉ tăng 7,5%, không phải tăng 11,75% như cách tính hiện nay."

Không thể mập mờ giữa lạm phát 7,5% hay 11,75% như ông SH nói được.

Để đo lường sự thay đổi của chi phí sinh hoạt chúng ta phải dùng thước đo lạm phát tổng thế (Headline Inflation), 11,75%. Thước đo này cho biết người dân trung bình phải bỏ thêm bao nhiêu tiền để mua được rổ hàng hóa như trước.

Thước đo lạm phát cơ bản (Core Inflation) - loại trừ giá dầu và giá lương thực - được ngân hàng trung ương các nước dùng tham khảo để đưa ra phản ứng chính sách thích hợp. Ở nhiều nước, giá các mặt hàng này cả lên và xuống thường xuyên nên việc đưa ra phản ứng chính sách chỉ dựa vào lạm phát tổng thể là không thích hợp.

Tuy nhiên không phải lúc nào biến động giá năng lượng và lương thực cũng là tạm thời (volatility) mà có thể là xu hướng dài hạn (trend). Thailand, Colombia trong thời gian gần đây, và đặc biệt là Việt Nam là những nước rơi vào trường hợp này. Giá cả lương thực và năng lượng chỉ có xu hướng ngày càng tăng chứ không giảm. Đóng góp của mỗi mặt hàng vào lạm phát của Việt Nam năm 2010 trong hình vẽ dưới đây cho thấy rõ điều đó.

Cũng lưu ý trong hình vẽ này là đóng góp của nhóm hàng giao thông - transport đang bị bóp béo bởi sự trợ giá của chính phủ. Giá dầu thế giới thời gian tới khó giảm trừ khi lại có khủng hoảng. Trước sau cũng phải bỏ trợ giá, nếu không có sự trợ giá từ nửa cuối năm 2010 thì nhóm hàng này còn đóng góp thêm vào CPI năm nay ít nhất 1% nữa.

2 nhận xét:

  1. Em thưa thầy, thầy cho em hỏi 1 câu: Chính sách trợ giá xăng dầu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu của chính phủ liệu có phải là những biện pháp hiệu quả khi mà những người có thu nhập thấp thì tiêu dùng cũng thấp và không nhận được nhiều lợi ích từ những chính sách đó?
    Và nếu bỏ trợ giá, thì như thầy nói là sẽ làm tăng CPI lên 1% nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm ngân sách quốc gia và hạn chế việc sử dụng xăng dầu...

    Trả lờiXóa
  2. thưa thầy, nếu như giá lương thực thực phẩm và xăng dầu ngày một tăng như vậy thì việc loại bỏ nó trong cách tính chỉ số lạm phát cơ bản liệu còn đúng nữa không ah?

    Trả lờiXóa