Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Lạm phát và các quy tắc chính sách tiền tệ

Năm 2010 kinh tế Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến sự biến động mạnh của lạm phát và những bất ổn đi kèm. Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào cuối năm đã ở mức hai con số so với cùng kì năm trước, đồng thời nó đặt các hoạch định chính sách trước bài toán nan giải phải cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng với bình ổn lạm phát, lãi suất, và tỉ giá. Ngoại trừ năm 2009, khi lạm phát ở mức thấp phần lớn nhờ vào sự suy giảm của tổng cầu cộng với sự rớt giá nguyên nhiên liệu đầu vào do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những năm gần đây lạm phát ở Việt Nam luôn ở mức hai con số và vượt xa mục tiêu đặt ra của chính phủ.

Việc lạm phát cao và vượt xa mục tiêu đề ra liên tiếp trong những năm gần đây cho thấy việc xác định mục tiêu và công tác điều hành chính sách tiền tệ trong việc đạt được mục tiêu đó còn có những bất cập nhất định. Việc thực thi chính sách tiền tệ có vẻ như còn thiếu một cơ sở lý luận vững chắc do vậy thường dẫn đến những phản ứng thụ động, không hiệu quả, hoặc gây sốc cho nền kinh tế. Trong bài viết này, trước tiên chúng tôi chúng tôi cố gắng phân rã CPI thành nhiều thành phần khác nhau. Việc phân rã này góp phần làm rõ xu hướng biến động từng thành phần và từ đó đưa ra những gợi ý phản ứng chính sách thích hợp và chủ động hơn. Tiếp theo, các quy tắc chính sách tiền tệ cũng được thảo luận trong việc theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, tránh những phản ứng không cần thiết gây sốc thanh khoản cho nền kinh tế.

Xem chi tiết ở đây

Từ khóa: phân rã lạm phát, mục tiêu lạm phát, quy tắc chính sách tiền tệ

3 nhận xét:

  1. Giống như năm 2009, Chứng khoán Thăng Long (TLS) là công ty dẫn đầu thị trường môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại cả HNX và HoSE.
    Tính chung cả năm 2010, TLS dẫn đầu với 11,9% thị phần.
    Chúc mừng thầy nhé!
    thầy giỏi quá! :)))

    Trả lờiXóa
  2. Link trên SGTT

    http://sgtt.vn/Goc-nhin/136540/Lam-phat-va-cau-chuyen-quy-tac-chinh-sach-tien-te.html

    Trả lờiXóa