Cuối cùng nghị quyết của chính phủ về các nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô cũng đã được đưa ra với sự kết hợp đồng bộ giữa cả chính sách tài khóa lẫn tiền tệ.
Những biện pháp như tạm hoãn, rà soát và đánh giá lại hiệu quả các hoạt động đầu tư công, rõ ràng chỉ mang tính tạm thời. Hơn nữa, kết quả đánh giá sẽ phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của những người thực hiện mà chưa tạo ra được một cơ chế cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tự bươn chải trong một cơ chế thị trường bình đẳng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Theo số liệu thống kê những năm gần đây về tổng nguồn vốn đầu tư công, ngoài nguồn vốn từ phân bổ ngân sách nhà nước và vốn vay (có thể kiểm soát ngay được) thì vốn đầu tư của các DNNN, có nguồn gốc từ lợi nhuận sau thuế và tài sản nhà nước cũng chiếm tỉ trọng lớn, từ 24-30% tổng nguồn vốn đầu tư. Về nguyên tắc, lợi nhuận từ các DNNN đáng lẽ phải đóng vai trò là một khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên thực tế trong những năm vừa qua, hầu hết các DNNN, gồm cả những doanh nghiệp đang có những hoạt động nằm ngoài mảng hoạt động kinh doanh chính, lại được giữ lại lợi nhuận để thực hiện đầu tư mới. Việc giao lại lợi nhuận để đầu tư này một mặt giúp cho các DNNN có được lợi thế về nguồn vốn giá rẻ so với khu vực tư nhân, đồng thời nó dễ gây thất thoát và cũng kém tạo ra những động lực để các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả.
Quá trình này cũng đang khiến cho quy mô của khu vực kinh tế nhà nước, vốn được cho là kém hiệu quả, khó giảm về quy mô. Song song với việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, việc giao lại lợi nhuận để đầu tư cho các DNNN, đặc biệt là đối với những dự án mang tính thương mại, nên được chấm dứt hoặc ít nhất, phải được tính chi phí như những nguồn vốn vay thông thường trên thị trường. Các DNNN cần vốn đầu tư cho những dự án mới, nếu chứng minh được tính hiệu quả, nên để họ tự huy động trên thị trường.
Cải cách đầu tư công cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với những công cụ lãi suất phải tạo ra được một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu chính phủ để thực hiện các dự án đầu tư, dù với mục đích gì đi chăng nữa, cũng không nên có sự “hỗ trợ” trực tiếp hay gián tiếp từ NHNN. Việc các ngân hàng thương mại lớn liên tục báo cáo lãi hàng ngàn tỉ đồng, trong khi các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ gặp khó khăn về nguồn vốn trong năm qua đang đặt ra những câu hỏi lớn về sự bình đẳng giữa ngân hàng lớn với ngân hàng nhỏ, giữa các doanh nghiệp được sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ lãi suất thấp với các doanh nghiệp phải tiếp cận nguồn vốn chi phí cao trên thị trường.
Một cơ chế bình đẳng sẽ giúp các doanh nghiệp tự cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại. Sự kết hợp giữa những giải pháp tạm thời với những định hướng lâu dài và cơ chế giám sát thực hiện chặt chẽ có lẽ sẽ phải là bước khởi đầu cho công cuộc cải cách đầu tư công ở Việt Nam.
Link trên SGTT
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011
Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011
Lãi suất OMO
Thị trường tài chính Việt Nam hôm nay phản ứng tích cực mặc dù cuối giờ sáng hôm qua NHNN thực hiện việc nâng lãi suất repo trái phiếu chính phủ (TPCP) trên thị trường mở (OMO) từ 11 lên 12%. Thị trường có vẻ như đang bị “đánh lạc hướng” khi vẫn nhìn vào lãi suất cơ bản. Hầu hết các trang báo kinh tế, gồm cả vneconomy, cũng không thấy có bình luận hay đưa tin về sự thay đổi chính sách quan trọng này.
Nếu đọc bài trả lời phỏng vấn này của thống đốc Giàu chúng ta có thể thấy kể từ nay, NHNN sẽ sử dụng lãi suất OMO là công cụ chủ chốt để điều tiết thị trường. Việc sử dụng lãi suất OMO, thay vì lãi suất cơ bản mang nặng tính hành chính bấy lâu nay, là một quyết định đúng đắn. Thông thường, các NHTM nắm giữ một lượng TPCP nhất định để khi cần thiết có thể thế bán có kì hạn (repo) cho NHNN nhằm đáp ứng thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Các NHTM không có TPCP để tham gia trên OMO có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Thông qua lãi suất OMO, NHNN có thể đánh trực tiếp vào hành vi đi vay và tự cân đối nguồn vốn của các NHTM, và từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, và lãi suất cho vay/huy động trên thị trường.
Ông Giàu nói đúng “... lãi suất tái cấp vốn phải ở mức cao vì nếu ngân hàng kinh doanh bị mất khả năng thanh toán, vay ở ngoài không được phải chạy lên đây, đã lên đây thì phải cao chứ, thậm chí còn bị phạt nữa…” Do vậy, ông nên nâng lãi suất tái cấp vốn (hiện ở mức 11%) lên cao hơn nữa để nhất quán với việc nâng lãi suất OMO. Về nguyên tắc, lãi suất tái cấp vốn phải lớn hơn lãi suất OMO vì hợp đồng tín dụng của các NHTM rủi ro hơn so với TPCP. Hơn nữa, hành vi đi vay qua cửa sổ tái cấp vốn/tái chiết khấu là hành vi không được khuyến khích vì nó phản ánh nguy cơ mất khả năng thanh toán của NHTM.
Cùng với việc nâng lãi suất tái cấp vốn lên cao hơn lãi suất OMO, lãi suất tái chiết khấu cũng phải được nâng lên theo (ít nhất là bằng lãi suất OMO) để hạn chế sự bất bình đẳng có thể có. Việc nâng lãi suất tái chiết khấu cũng sẽ hạn chế dòng vốn của các NHTM lớn chạy loanh quanh trên các thị trường trái phiếu & tiền tệ nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, và do đó sẽ “chịu” tìm đến các doanh nghiệp hơn.
Sau đúng 2 năm kể từ khi bắt đầu dùng gói viagra kích thích tăng trưởng, kinh tế Việt Nam giờ lại đang loay hoay với bài toán giảm tổng cầu!
Nếu quả thực thống đốc quyết tâm thực hiện những biện pháp (từ hạ tăng trưởng cung tiền/tín dụng, cắt giảm chi tiêu công, đến cân đối tiết kiệm – đầu tư trong dài hạn,…) như ông nói hôm nay thì việc ông sẽ rời NHNN trong nhiệm kì sắp tới, như tin đồn, sẽ là rất đáng tiếc đối với kinh tế Việt Nam :-).
Nếu đọc bài trả lời phỏng vấn này của thống đốc Giàu chúng ta có thể thấy kể từ nay, NHNN sẽ sử dụng lãi suất OMO là công cụ chủ chốt để điều tiết thị trường. Việc sử dụng lãi suất OMO, thay vì lãi suất cơ bản mang nặng tính hành chính bấy lâu nay, là một quyết định đúng đắn. Thông thường, các NHTM nắm giữ một lượng TPCP nhất định để khi cần thiết có thể thế bán có kì hạn (repo) cho NHNN nhằm đáp ứng thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Các NHTM không có TPCP để tham gia trên OMO có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Thông qua lãi suất OMO, NHNN có thể đánh trực tiếp vào hành vi đi vay và tự cân đối nguồn vốn của các NHTM, và từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, và lãi suất cho vay/huy động trên thị trường.
Ông Giàu nói đúng “... lãi suất tái cấp vốn phải ở mức cao vì nếu ngân hàng kinh doanh bị mất khả năng thanh toán, vay ở ngoài không được phải chạy lên đây, đã lên đây thì phải cao chứ, thậm chí còn bị phạt nữa…” Do vậy, ông nên nâng lãi suất tái cấp vốn (hiện ở mức 11%) lên cao hơn nữa để nhất quán với việc nâng lãi suất OMO. Về nguyên tắc, lãi suất tái cấp vốn phải lớn hơn lãi suất OMO vì hợp đồng tín dụng của các NHTM rủi ro hơn so với TPCP. Hơn nữa, hành vi đi vay qua cửa sổ tái cấp vốn/tái chiết khấu là hành vi không được khuyến khích vì nó phản ánh nguy cơ mất khả năng thanh toán của NHTM.
Cùng với việc nâng lãi suất tái cấp vốn lên cao hơn lãi suất OMO, lãi suất tái chiết khấu cũng phải được nâng lên theo (ít nhất là bằng lãi suất OMO) để hạn chế sự bất bình đẳng có thể có. Việc nâng lãi suất tái chiết khấu cũng sẽ hạn chế dòng vốn của các NHTM lớn chạy loanh quanh trên các thị trường trái phiếu & tiền tệ nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, và do đó sẽ “chịu” tìm đến các doanh nghiệp hơn.
Sau đúng 2 năm kể từ khi bắt đầu dùng gói viagra kích thích tăng trưởng, kinh tế Việt Nam giờ lại đang loay hoay với bài toán giảm tổng cầu!
Nếu quả thực thống đốc quyết tâm thực hiện những biện pháp (từ hạ tăng trưởng cung tiền/tín dụng, cắt giảm chi tiêu công, đến cân đối tiết kiệm – đầu tư trong dài hạn,…) như ông nói hôm nay thì việc ông sẽ rời NHNN trong nhiệm kì sắp tới, như tin đồn, sẽ là rất đáng tiếc đối với kinh tế Việt Nam :-).
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
Sân chơi lãi suất bất bình đẳng?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 9% lên 11,0%/năm. Trong khi đó, lãi suất tái chiết khấu vẫn được giữ nguyên ở mức 7%.
Đây là một trong những hành động nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, có vẻ như quyết định này đang tạo thêm ra một sân chơi bất bình đẳng về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh với ngân hàng thương mại cổ phần, và giữa khu vực tư nhân với khu vực nhà nước.
Thông thường, trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể đi vay từ NHNN thông qua việc thế chấp trái phiếu chính phủ hoặc thế chấp các hợp đồng tín dụng. Khi thế chấp bằng trái phiếu, NHTM phải trả mức lãi suất tái chiết khấu (7%). Ngược lại, nếu thế chấp bằng các hợp đồng tín dụng thì họ phải trả mức lãi suất tái cấp vốn (11%).
Phần lớn trái phiếu chính phủ hiện nay nằm trong tay các NHTM quốc doanh và một số NHTM cổ phần lớn. Như vậy, việc tăng lãi suất tái cấp vốn, trong khi giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu, chủ yếu đánh vào các NHTM cổ phần nhỏ. Trong khi các NHTM quốc doanh với thị phần lớn sẽ hầu như không bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, ẩn sau quyết định này chính là việc “hỗ trợ” cho việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm phục vụ chi tiêu của khu vực nhà nước. Kể từ đầu năm đến nay, khoảng gần 7 ngàn tỉ đồng (trong kế hoạch 45 ngàn tỉ đồng của cả năm 2011) trái phiếu chính phủ đã được phát hành thành công với lợi suất chỉ xấp xỉ 11%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường. Điều này tưởng chừng như vô lý, tuy nhiên thực chất các NHTM có thể đem thế chấp lượng trái phiếu mà họ nắm giữ để vay tiền từ NHNN với mức lãi suất chiết khấu (7%), sau đó cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao nhằm thu lợi lớn. Như vậy, quyết định nâng lãi suất tái cấp vốn, trong khi giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu, sẽ tiếp tục duy trì cầu về trái phiếu chính phủ. Và thực chất, nó chỉ hạn chế tín dụng đối với khu vực tư nhân chứ không hạn chế tín dụng đối với chính phủ, hay đằng sau đó là các tập đoàn kinh tế lớn.
Đâu đó chúng ta vẫn thấy các thông tin về việc chính phủ giao cho các tập đoàn kinh tế hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư trong năm 2011.
Nâng lãi suất cần phải đi kèm với việc hạn chế tăng trưởng cung tiền ra nền kinh tế mới mong kiểm soát lạm phát và nâng cao giá trị của tiền đồng một cách hiệu quả. Quan trọng hơn, chính sách đưa ra cần phải tạo sân chơi bình đẳng giữa các khu vực.
Chúng ta vẫn đang bàn về việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc nền kinh tế có lẽ phải bắt đầu từ việc tái cấu trúc hệ thống chính sách vĩ mô và sâu xa hơn nữa, đó là “tái cấu trúc” những người làm ra các chính sách đó.
Đây là một trong những hành động nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, có vẻ như quyết định này đang tạo thêm ra một sân chơi bất bình đẳng về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh với ngân hàng thương mại cổ phần, và giữa khu vực tư nhân với khu vực nhà nước.
Thông thường, trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể đi vay từ NHNN thông qua việc thế chấp trái phiếu chính phủ hoặc thế chấp các hợp đồng tín dụng. Khi thế chấp bằng trái phiếu, NHTM phải trả mức lãi suất tái chiết khấu (7%). Ngược lại, nếu thế chấp bằng các hợp đồng tín dụng thì họ phải trả mức lãi suất tái cấp vốn (11%).
Phần lớn trái phiếu chính phủ hiện nay nằm trong tay các NHTM quốc doanh và một số NHTM cổ phần lớn. Như vậy, việc tăng lãi suất tái cấp vốn, trong khi giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu, chủ yếu đánh vào các NHTM cổ phần nhỏ. Trong khi các NHTM quốc doanh với thị phần lớn sẽ hầu như không bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, ẩn sau quyết định này chính là việc “hỗ trợ” cho việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm phục vụ chi tiêu của khu vực nhà nước. Kể từ đầu năm đến nay, khoảng gần 7 ngàn tỉ đồng (trong kế hoạch 45 ngàn tỉ đồng của cả năm 2011) trái phiếu chính phủ đã được phát hành thành công với lợi suất chỉ xấp xỉ 11%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường. Điều này tưởng chừng như vô lý, tuy nhiên thực chất các NHTM có thể đem thế chấp lượng trái phiếu mà họ nắm giữ để vay tiền từ NHNN với mức lãi suất chiết khấu (7%), sau đó cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao nhằm thu lợi lớn. Như vậy, quyết định nâng lãi suất tái cấp vốn, trong khi giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu, sẽ tiếp tục duy trì cầu về trái phiếu chính phủ. Và thực chất, nó chỉ hạn chế tín dụng đối với khu vực tư nhân chứ không hạn chế tín dụng đối với chính phủ, hay đằng sau đó là các tập đoàn kinh tế lớn.
Đâu đó chúng ta vẫn thấy các thông tin về việc chính phủ giao cho các tập đoàn kinh tế hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư trong năm 2011.
Nâng lãi suất cần phải đi kèm với việc hạn chế tăng trưởng cung tiền ra nền kinh tế mới mong kiểm soát lạm phát và nâng cao giá trị của tiền đồng một cách hiệu quả. Quan trọng hơn, chính sách đưa ra cần phải tạo sân chơi bình đẳng giữa các khu vực.
Chúng ta vẫn đang bàn về việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc nền kinh tế có lẽ phải bắt đầu từ việc tái cấu trúc hệ thống chính sách vĩ mô và sâu xa hơn nữa, đó là “tái cấu trúc” những người làm ra các chính sách đó.
Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011
Điều chỉnh tỉ giá
Cuối cùng thì bác G cũng ra tay lần cuối trước khi nghỉ. Lần này do nhịn hơi lâu nên mức độ điều chỉnh lên tới 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ dao động xuống còn +-1%. Hành động chính sách này có thể có một số tác động sau:
Giá USD trên thị trường tự do sẽ tạm thời bị ảnh hưởng do tâm lý. Tuy nhiên, với nguồn cung USD cao từ giải ngân FDI, kiều hối, vốn vay,... trong thời gian qua thì tỉ giá trên thị trường tự do sẽ nhanh chóng ổn định và dao động quanh mức 21,000-21,500 VND/USD.
Tác động đối với lạm phát có thể không đáng ngại lắm vì bấy lâu nay hầu hết doanh nghiệp nhập khẩu vẫn phải mua USD tính theo tỉ giá của thị trường tự do. Tất nhiên việc phá sẽ có những ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là đối với giá xăng dầu nhập khẩu.
Kì vọng về sự phá giá tiếp theo chắc chắn phải còn rất lâu nữa mới xuất hiện. Vốn nước ngoài (cả FDI, FII, vốn vay, và kiều hối) nhiều khả năng sẽ đổ vào VN nhờ rủi ro tỉ giá giảm và nhờ lãi suất VND hiện rất cao. Dòng vốn ngoại sẽ vào mạnh nếu như Việt Nam từng bước giải quyết được vấn đề lạm phát và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
Thâm hụt thương mại sẽ giảm cùng với dòng vốn ngoại vào sẽ giúp duy trì tỉ giá ổn định trong ít nhất 6 tháng đầu năm.
Giá USD trên thị trường tự do sẽ tạm thời bị ảnh hưởng do tâm lý. Tuy nhiên, với nguồn cung USD cao từ giải ngân FDI, kiều hối, vốn vay,... trong thời gian qua thì tỉ giá trên thị trường tự do sẽ nhanh chóng ổn định và dao động quanh mức 21,000-21,500 VND/USD.
Tác động đối với lạm phát có thể không đáng ngại lắm vì bấy lâu nay hầu hết doanh nghiệp nhập khẩu vẫn phải mua USD tính theo tỉ giá của thị trường tự do. Tất nhiên việc phá sẽ có những ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là đối với giá xăng dầu nhập khẩu.
Kì vọng về sự phá giá tiếp theo chắc chắn phải còn rất lâu nữa mới xuất hiện. Vốn nước ngoài (cả FDI, FII, vốn vay, và kiều hối) nhiều khả năng sẽ đổ vào VN nhờ rủi ro tỉ giá giảm và nhờ lãi suất VND hiện rất cao. Dòng vốn ngoại sẽ vào mạnh nếu như Việt Nam từng bước giải quyết được vấn đề lạm phát và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
Thâm hụt thương mại sẽ giảm cùng với dòng vốn ngoại vào sẽ giúp duy trì tỉ giá ổn định trong ít nhất 6 tháng đầu năm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)