Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Kích cỡ có quan trọng?

From Mankiw's blog I found this striking paper.

Theo bài báo này thì kể từ giờ lý thuyết tăng trưởng kinh tế sẽ được bổ sung thêm một nhân tố quan trọng nữa đó chính là độ dài của pháo (penile length). Tatu Westling, nhà kinh tế của Đại học Helsinki, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và penile length của các quốc gia trong giai đoạn 1960 và 1985. Mô hình của ông được xây dựng dựa trên mô hình tăng trưởng Solow và sử dụng bộ số liệu gồm 121 nước như trong bài báo của Mankiw-Romer-Weil (1992). Kết quả nghiên cứu cho thấy penile length có vai trò quan trọng đến quá trình phát triển của các quốc gia. Một số kết luận quan trọng của bài nghiên cứu bao gồm:

1. Penile length có mối quan hệ hình chữ U ngược với mức GDP của năm 1985;

2. Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1960-1985 có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với penile length, và nó có thể giải thích tới 20% sự biến động của GDP trong giai đoạn này;

3.Kích cỡ tối ưu (để có được GDP cao nhất) chỉ là khoảng 13,5cm! (Đây là lý do tại sao Mankiw lại thất vọng. Có thể tham khảo thêm ở đây để xem nước nào đang có độ dài tối ưu). Nếu như nó dài hơn 16cm thì quá trình sụt giảm kinh tế sẽ xảy ra;

4. Khi đưa biến phản ánh penile length vào mô hình ước lượng thì kết quả cho thấy tốc độ hội tụ thu nhập (nước càng nghèo thì có tốc độ tăng thu nhập càng cao) sẽ giảm và tác động tiêu cực của tăng dân số đối với tăng trưởng kinh tế cũng giảm.

Những kết quả này có nghĩa là nước nào có kích cỡ càng dài thì mức thu nhập của năm 1985 (năm cuối cùng trong mẫu nghiên cứu) sẽ càng lớn. Mối quan hệ này được duy trì cho tới khi nó đạt độ dài 13,5cm thì thu nhập sẽ đạt đỉnh. Nếu cứ tiếp tục dài quá 16cm thì lại gây hại cho phát triển kinh tế :D

Should these results be discussed in economic growth textbooks in the future?

1 nhận xét:

  1. Thầy ơi, hình như có khá nhiều sinh viên KTQD hay đọc blog của thầy, trong đó nữ chiếm phần không nhỏ đâu ạ
    :D

    Trả lờiXóa