Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Lãi suất OMO

Thị trường tài chính Việt Nam hôm nay phản ứng tích cực mặc dù cuối giờ sáng hôm qua NHNN thực hiện việc nâng lãi suất repo trái phiếu chính phủ (TPCP) trên thị trường mở (OMO) từ 11 lên 12%. Thị trường có vẻ như đang bị “đánh lạc hướng” khi vẫn nhìn vào lãi suất cơ bản. Hầu hết các trang báo kinh tế, gồm cả vneconomy, cũng không thấy có bình luận hay đưa tin về sự thay đổi chính sách quan trọng này.

Nếu đọc bài trả lời phỏng vấn này của thống đốc Giàu chúng ta có thể thấy kể từ nay, NHNN sẽ sử dụng lãi suất OMO là công cụ chủ chốt để điều tiết thị trường. Việc sử dụng lãi suất OMO, thay vì lãi suất cơ bản mang nặng tính hành chính bấy lâu nay, là một quyết định đúng đắn. Thông thường, các NHTM nắm giữ một lượng TPCP nhất định để khi cần thiết có thể thế bán có kì hạn (repo) cho NHNN nhằm đáp ứng thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Các NHTM không có TPCP để tham gia trên OMO có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Thông qua lãi suất OMO, NHNN có thể đánh trực tiếp vào hành vi đi vay và tự cân đối nguồn vốn của các NHTM, và từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, và lãi suất cho vay/huy động trên thị trường.

Ông Giàu nói đúng “... lãi suất tái cấp vốn phải ở mức cao vì nếu ngân hàng kinh doanh bị mất khả năng thanh toán, vay ở ngoài không được phải chạy lên đây, đã lên đây thì phải cao chứ, thậm chí còn bị phạt nữa…” Do vậy, ông nên nâng lãi suất tái cấp vốn (hiện ở mức 11%) lên cao hơn nữa để nhất quán với việc nâng lãi suất OMO. Về nguyên tắc, lãi suất tái cấp vốn phải lớn hơn lãi suất OMO vì hợp đồng tín dụng của các NHTM rủi ro hơn so với TPCP. Hơn nữa, hành vi đi vay qua cửa sổ tái cấp vốn/tái chiết khấu là hành vi không được khuyến khích vì nó phản ánh nguy cơ mất khả năng thanh toán của NHTM.

Cùng với việc nâng lãi suất tái cấp vốn lên cao hơn lãi suất OMO, lãi suất tái chiết khấu cũng phải được nâng lên theo (ít nhất là bằng lãi suất OMO) để hạn chế sự bất bình đẳng có thể có. Việc nâng lãi suất tái chiết khấu cũng sẽ hạn chế dòng vốn của các NHTM lớn chạy loanh quanh trên các thị trường trái phiếu & tiền tệ nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, và do đó sẽ “chịu” tìm đến các doanh nghiệp hơn.

Sau đúng 2 năm kể từ khi bắt đầu dùng gói viagra kích thích tăng trưởng, kinh tế Việt Nam giờ lại đang loay hoay với bài toán giảm tổng cầu!

Nếu quả thực thống đốc quyết tâm thực hiện những biện pháp (từ hạ tăng trưởng cung tiền/tín dụng, cắt giảm chi tiêu công, đến cân đối tiết kiệm – đầu tư trong dài hạn,…) như ông nói hôm nay thì việc ông sẽ rời NHNN trong nhiệm kì sắp tới, như tin đồn, sẽ là rất đáng tiếc đối với kinh tế Việt Nam :-).

9 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Pà kon ko chú ý có lẽ vì gói OMO nhằm xử lí tính thanh khoản là chính.
    Sau gói viagra đương nhiên phải là cốc vại sinh tố rau răm thì mới sướng đời hị hị.
    Hướng tăng trưởng thì mới cần Giàu, còn bình ổn thì chỉ cần Bình thôi.
    Anh vẫn lăn tăn vụ bất bình đẳng trong tiếp cần nguồn vốn nhỉ. Phải chăng anh gặp điều tương tự trong tiếp cận nguồn gái :D

    Trả lờiXóa
  3. Chào thầy, em là SV KTQD, em muốn tìm hiểu về các chỉ số phát triển kinh tế của Việt Nam qua các năm: GNP, GDP, CPI, ICOR...
    Vậy em nên tham khảo ở các nguồn nào ạ, thưa thầy!
    Rất mong được thầy giúp đỡ.

    Trả lờiXóa
  4. Em có thể vào đây
    http://www.adb.org/Documents/Books/Key_Indicators/2010/Country.asp

    hoặc đây

    http://www.gso.gov.vn

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Em nghĩ OMO ở VN thì giống nhiều hơn với Discount windows của FED, chứ ko giống OMO của họ. Chỉ có điều không hiểu tại sai ở Mỹ họ lại kiểm soát đc lãi suất trên TT2 thông qua discount rate. Các ngân hàng nhỏ Mỹ ko rơi vào tình trạng thiếu CPTP để tham gia discount window (ở VN là OMO) như VN.
    Thông tư 13 quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động 80%, về cơ bản là rất hay, tuy hệ thống hiện tại khó có thể thực hiện tỷ lệ khá cao này. Tuy nhiên bên UBGSTC, ko hiểu sao lại đề nghị bỏ quy định này. Nếu ko đc cấp tín dụng, phần lớn 20%lượng vốn huy động còn lại NHTM sẽ buộc phải đầu tư vào TPCP, sẽ có cái để đi chợ trên OMO, vốn không chảy lòng vòng trên TT2 như hiện nay

    Trả lờiXóa
  7. Discount rate -DR ở Mĩ là lãi suất mà các NHTM phải trả khi đi vay qua đêm từ Fed. Ở VN, NHNN có thể cho vay tới 90 ngày hoặc thậm chí là dài ngày hơn.

    Mĩ điều tiết lãi suất liên ngân hàng - federal funds rate (FFR) thông qua việc mua bán giấy tờ có giá trên OMO. Tức là qua OMO để điều tiết lượng cung tiền bơm ra/hút về để xác định FFR. Ví dụ nếu FFR đang là 4% và họ target giảm FFR xuống còn 3% thì sẽ mua vào một lượng giấy tờ có giá đủ lớn để FFR giảm. Tất nhiên không thể điều chỉnh FFR chính xác hoàn hảo ở 3% được.

    Còn lãi suất OMO thì tùy theo cung cầu mua bán của Fed mà hình thành chứ không cố định như ở VN (có lẽ cũng vì VN chỉ mua bán 1 loại TPCP duy nhất).

    DR sẽ được điều chỉnh dựa trên sự hình thành của FFR chứ không phải dùng DR để điều tiết thị trường 2.

    UBGSTT đề nghị bỏ quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn duy động 80% trong TT13 để quay trở lại dùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như cũ. Họ lập luận là dùng dự trữ bắt buộc thì NHNN kiểm soát được lượng tiền gửi bắt buộc của các NHTM tại NHNN và từ đó điều tiết cung tiền. Quy định trong thông tư 13 quá "an toàn" rồi và vô hiệu hóa công cụ dự trữ bắt buộc. Nhưng ông G lại có những lập luận khác. Thực tế thì về mặt lý thuyết anh nghĩ vẫn có thể dùng đồng thời, nhưng các NHTM sẽ "gào" lên ngay.

    Thực tế nếu dự trữ bắt buộc quá thấp như hiện nay thì không biết NHNN dùng tiền nào để mua bán TPCP. New printing chăng?

    Trả lờiXóa
  8. Em được biết thì DR đóng vai trò như trần của FFR. Nếu 1NH phải đi vay trên TT2 với lãi suất cao hơn đáng kể so với DR, họ sẽ đến vay FED qua DW. Lúc này FED thực hiện LOLR. DW cũng có nhiều kỳ hạn mà anh (http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/discountrate.htm).
    OMO chỉ xác định được sàn của FFR do các NH chỉ sử dụng đc vốn vay trên OMO cho reserve requirement. Khi gặp vấn đề về liquidity họ vẫn phải vay trên TT2 trước khi tìm đến LOLR là FED. Tuy nhiên do reserve ratio cao nên, FED OMO có vai trò lớn. ở VN thì cho vay OMO là cung ứng liquidity không phải reserve supply.
    Bên GSTC, em nghĩ, có vẻ hơi ngang. Tăng reserve ratio, sẽ giảm được cung tiền tuy nhiên các NH sẽ gặp khó khăn thanh khoản. Trong khi áp dụng tỷ lệ cấp tín dụng/huy động (loan – to – deposit ratio, RDR) sẽ giảm được tín dụng/cung tiền đồng thời tăng tính thanh khoản trong hệ thống NH. Đặc biệt ở VN, chênh lệch kỳ hạn giữa huy động/cho vay rất lớn, RDR cao làm hệ thống dễ rơi vào mất thanh khoản cục bộ, kể cả ở NH lớn.Với e thấy 2 cái này cũng không liên quan lắm đến nhau, áp dụng đồng thời với tỷ lệ RDR phù hợp, các NHTM cũng ok thôi.
    Em nghĩ, Chắc NHNN được in 1 lượng tiền lớn được dùng làm vốn điều lệ, thoải mái chi tiêu trong nhiều năm chứ dự trữ 3% tổng huy động cũng không thể đến tầm 100k tỷ để tham gia mua bán, repo TPCP trên các thị trường đc.

    Trả lờiXóa
  9. thưa thầy, em là sinh viên trường KTQD. em đang làm về đề tài lạm phát do ảnh hưởng của việc NHNN gián tiếp tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ nhưng chưa đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ NHTW( giáo trình trường mình viết em đọc không hiểu hết, em mới là sv năm 2 chưa đc học cái này nên không biết hỏi ai)và các số liệu liên quan đến OMO và tái cấp vốn/tái chiết khấu. mong thầy cho em một số nguồn tham khảo thông tin với ạ . rất mong thầy giúp đỡ. em xin cảm ơn ạ

    Trả lờiXóa