Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Dollarization

Đôla hóa – dollarization – xảy ra khi dân cư một nước sử dụng ngoại tệ song song, hoặc thay thế, đồng nội tệ trong giao dịch, dự trữ giá trị, hoặc hạch toán các tài sản có giá trị cao. Theo một báo cáo của US Treasury năm 2006, có tới khoảng 2/3 lượng tiền phát hành của Mĩ (450 tỉ đôla) đang nằm ở nước ngoài. Việc đôla hóa sẽ gây khó khăn cho chính sách tiền tệ và làm mất ổn định thị trường ngoại hối ở những nước có hiện tượng này. Những chính sách tiền tệ dễ dãi gây lạm phát của Mĩ sẽ khiến cho sức mua của đồng đôla giảm sút. Hơn nữa, việc nắm giữ đôla tức là người nước ngoài đang nắm giữ một loại tài sản không lãi suất đối với nước Mĩ và, chắc hẳn, người Mĩ không mong đợi những đồng đôla này quay trở lại nước mình.

Theo ước tính của báo cáo này, Argentina là nước có mức độ đôla hóa cao nhất. Trung bình một người dân nước này nắm giữ khoảng 1300$. Panama và Nga cũng có mức độ đôla hóa trầm trọng với trung bình một người nắm giữ 500-600$. Tổng số đôla ở Việt Nam là 3 tỉ và bình quân một người dân Việt Nam nắm giữ khoảng 40$. Tuy nhiên đây là số liệu ước tính của trước năm 2005, hiện nay, với mức độ hội nhập sâu rộng kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007, con số ước tính phải gấp gần chục lần.

Bảng: Thực trạng USD hóa ở một số nền kinh tế


















Đặc biệt, trong một nghiên cứu có liên quan, Linda Goldberg đã cho thấy rằng nhu cầu nắm giữ đồng 100$ ở ngoài nước Mĩ có xu hướng tăng theo thời gian, trong khi đó cầu đồng 50$ và đặc biệt là đồng 20$ giảm mạnh. Điều này cho thấy đồng USD có lẽ chủ yếu được dùng làm phương tiện dự trữ giá trị (tức là cất giấu dưới gầm giường), chứ không phải phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở ngoài nước Mĩ.

Hình: Tỉ trọng các tờ USD nắm giữ ở ngoài nước Mĩ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét